Nếu biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời thì tôi đã được sống thêm ít nhất hai cuộc đời nữa,ỗilongườiViệtthụtlùikhiloại TiếngAnhkhỏimônthibắtbuộ11met khi có thể dùng được cả tiếng Anh và tiếng Trung, có thêm nhiều người bạn ở khắp nơi trên thế giới. Thế nên, tôi mong muốn hai con và các học trò của mình phải biết nhiều hơn thế hệ chúng tôi, sống thêm nhiều cuộc đời thú vị nữa.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2014 đã bỏ môn Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc, nhưng sang đến kỳ thi năm 2015, môn học này tiếp tục trở lại là môn thi bắt buộc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc học Ngoại ngữ đã được khẳng định.
Theo ba đề xuất về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai lấy ý kiến: Phương án 4+2 là thí sinh thi 4 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn tự chọn. Phương án 3+2 là thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn tự chọn. Phương án 2+2 gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn.
Là một giáo viên dạy Tiếng Anh và cũng là một phụ huynh, dù ở góc độ nào, tôi cũng dành một bình chọn nghiêm túc cho phương án thi tốt nghiệp THPT với hình thức 3+2 (với 3 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ). Lý do là bởi suốt hơn 20 năm trong nghề và trải nghiệm thực tế cuộc sống, tôi nhận thấy, thế hệ chúng tôi, nhiều người không biết tiếng Anh do không được học, nên sau này rất chật vật khi học để ứng dụng công nghệ thông tin theo yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, còn biết bao thứ thú vị mà chúng tôi chưa được trải nghiệm vì không biết ngoại ngữ. Nhiều bạn giỏi chuyên môn, nhưng không có ngoại ngữ, cũng khó có được cơ hội việc làm tốt và mức lương theo mong muốn.
>> 'Không thể loại Tiếng Anh khỏi môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT'
Có áp lực mới tạo nên kim cương - nhờ Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT và nhờ những thay đổi tích cực của chương trình sách giáo khoa mới môn Tiếng Anh mà các học sinh miền núi của tôi đã có mục tiêu và động lực học rõ ràng. Các bạn cũng không bỡ ngỡ khi về thủ đô và các tỉnh thành khác để học Đại học. Nhiều bạn vẫn thi tốt nghiệp THPT với điểm rất cao và vẫn dùng được ngoại ngữ.
Nếu Tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc, thì hầu hết học sinh miền núi sẽ không chọn thi và đồng nghĩa sẽ không học ngoại ngữ. Và sau này, khi các em nhận ra giá trị của ngoại ngữ với công việc mình làm, lúc đó có khi muốn học cũng sẽ khó hơn thay vì xác định mục tiêu từ đầu và học từ sớm.
Từ năm học 2022-2023, môn Tiếng Anh và Tin học sẽ triển khai bắt buộc với học sinh Tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5. Tuy nhiên, vì sao Tiếng Anh phải chuyển từ môn học tự chọn thành bắt buộc? Đó chính là vì tầm quan trọng của môn học này trước xu thế hội nhập toàn cầu vốn không thể phủ nhận được. Bỏ Tiếng Anh ra khỏi môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho học sinh?
Và Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" được Bộ Giáo dục và Đào tạo kéo dài định hướng đến năm 2025 với mục tiêu đại đa số thanh niên Việt Nam, cán bộ công chức, viên chức, nguồn nhân lực có đủ năng lực ngoại ngữ để sử dụng một cách độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc, sẽ đạt được mục tiêu đến đâu sau năm 2025 nếu Tiếng Anh trở thành môn thi tự chọn?